Tên ngành, nghề: HÓA PHÂN TÍCH
Mã ngành, nghề: 5510404
Trình độ đào tạo: Trung cấp
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THCS trở lên.
Thời gian đào tạo: 1,5-2 năm
Văn bằng tốt nghiệp: Trung cấp
- Mục tiêu đào tạo
1.1. Mục tiêu chung
Sau khi học xong chương trình người học có khả năng:
– Kiến thức chung: Có hiểu biết cơ bản về kinh tế chính trị, triết học Mac – Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh. Có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ.
– Kiến thức chuyên ngành: Có hiểu biết kiến thức nền tảng về ngành công nghệ hóa phân tích và kiến thức chuyên môn sâu về ngành công nghệ kỹ thuật hóa học. Biết tính toán và pha chế hóa chất, thực hiện được qui trình phân tích kiểm tra trong sản xuất thực phẩm và hóa chất
1.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.1. Về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
+ Về kiến thức:
Trình bày được những nội dung cơ bản về hóa hữu cơ, hóa vô cơ, hóa lý, hóa phân tích, quá trình thiết bị và công nghệ hoá phân tích, môi trường và xử lý chất thải, an toàn lao động.
– Trình bày được nguyên lý làm việc và cách sử dụng, bảo quản các thiết bị trong phòng thí nghiệm hóa phân tích thường gặp như lò nung, tủ sấy, máy cất nước, các thiết bị phân tích hiện đại.
– Giải thích được các phương pháp phân tích hóa học, các quy trình phân tích, các loại nhiên liệu, phụ gia, thành phẩm và bán thành phẩm trong dây truyền sản xuất.
– Trình bày và phân tích được các loại hóa chất sử dụng trong phân tích như: Chủng loại, nồng độ, công thức chuyển đổi, tiêu chuẩn, chất lượng. Giải thích được bản chất các phản ứng hóa học trong quá trình phân tích, các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phân tích.
– Áp dụng được những kiến thức cơ sở và chuyên môn đã học để phân tích các loại mẫu, kiểm tra môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Về kỹ năng:
– Sử dụng thành thạo, an toàn các thiết bị, máy thông dụng trong các phòng thí nghiệm phân tích để kiểm tra phân tích các loại mẫu, nguyên liệu, bán thành phẩm và sản phẩm trong sản xuất công nghiệp, trong đời sống. Biết cách hiệu chuẩn và bảo quản một số dụng cụ và thiết bị thông dụng trong các thí nghiệm hóa phân tích.
– Lựa chọn được quy trình phân tích thích hợp, đảm bảo quá trình phân tích nhanh, chính xác.
– Pha chế được các hóa chất dùng trong công tác phân tích, kiểm tra các dung dịch tiêu chuẩn sử dụng cho công tác phân tích.
– Có khả năng phân tích thành thạo, toàn diện các thông số hóa lý trong loại nguyên liệu, nhiên liệu, phụ gia, thành phẩm, bán thành phẩm trong dây truyền sản xuất.
1.2.2. Chính trị, đạo đức, thể chất và quốc phòng
– Về chính trị đạo đức:
– Có lòng yêu nước, trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.
– Hiểu được và chấp hành pháp luật, quyền và nghĩa vụ của một công dân.
– Có đạo đức và ý thức nghề nghiệp, rèn luyện phẩm chất của người cán bộ phân tích (thật thà, trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ, sáng tạo, có ý thức kỷ luật và tuân thủ nội quy phòng thí nghiệm).
– Thể chất và Quốc phòng:
+ Thể chất:
Đủ sức khoẻ để làm việc lâu dài trong điều kiện năng động của các xí nghiệp công nghiệp. Có hiểu biết về các phương pháp rèn luyện thể chất, ý thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
+ Quốc phòng:
Hiểu biết những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình giáo dục quốc phòng. Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
1.3. Vị trí làm việc sau tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp có thể là cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý kỹ thuật, đảm nhận các công việc lấy và phân tích mẫu của nguyên liệu, sản phẩm cũng như kiểm tra phân tích mẫu thí nghiệm.
Làm việc trong phòng thí nghiệm hay phòng KCS tại các nhà máy trong công nghiệp hóa chất, thực phẩm, xí nghiệp, thiết bị ngành hóa chất và các ngành liên quan như vật liệu, gốm sứ, thủy tinh, gạch ngói, xi măng, bột giấy, keo dán, thuốc sát trùng, phân bón, hóa chất, dược phẩm, mỹ phẩm, xà phòng, tráng kim loại, chế biến thực phẩm, đồ uống, dầu khí và môi trường. Các trung tâm kiểm nghiệm, phân tích và đo lường chất lượng.
- Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học
2.1. Số lượng môn học: 21
2.2. Khối lượng kiến thức toàn khóa: 62 Tín chỉ
2.3. Khối lượng các môn học chung, đại cương: 240 giờ
2.4. Khối lượng các môn học chuyên môn 1335 giờ. Trong đó:
2.5. Khối lượng lý thuyết: 151 giờ ; Thực hành, Thực tập, Thí nghiệm: 1091 giờ
Khối lượng kiểm tra: 93 giờ
- Nội dung chương trình
3.1. Các môn học chung, môn học/ mô đun đào tạo nghề
Mã
MH, MĐ |
Tên môn học, mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | ||||
Số tín chỉ | Tổng số (tiết) | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | ||||
I | Các môn học chung | 12 | 240 | 54 | 172 | 14 |
I.1 | Môn học bắt buộc | 10 | 210 | 39 | 159 | 12 |
19.00.1.01 | Pháp luật 1 | 1 | 15 | 9 | 5 | 1 |
19.00.2.01 | Chính trị 1 | 2 | 30 | 15 | 13 | 2 |
19.00.3 | Tin học | 3 | 75 | 15 | 57 | 3 |
19.00.4.01 | Anh văn 1 | 2 | 45 | 0 | 42 | 3 |
19.00.4.04 | Anh văn 2* | 2 | 45 | 0 | 42 | 3 |
I.2 | Môn học tự chọn chung | 2 | 30 | 15 | 13 | 2 |
MC.19.5.1 | Soạn thảo văn bản | 2 | 30 | 15 | 13 | 2 |
MC.18.5.2 | Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả | 2 | 30 | 15 | 13 | 2 |
MC.18.5.3 | Con người và môi trường | 2 | 30 | 15 | 13 | 2 |
19.00.5.04 | Khởi nghiệp | 2 | 30 | 15 | 13 | 2 |
II | Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc | 44 | 1335 | 133 | 1108 | 94 |
II.1 | Các môn lý thuyết nghề | 4 | 120 | 20 | 92 | 8 |
1940806001 | Hoá vô cơ | 2 | 60 | 10 | 46 | 4 |
1940806002 | Hoá hữu cơ | 2 | 60 | 10 | 46 | 4 |
II.2 | Các môn học, mô đun thực hành/ tích hợp nghề | 34 | 945 | 113 | 746 | 86 |
1940806003 | Cơ sở hóa phân tích 1 | 2 | 60 | 10 | 46 | 4 |
1940806004 | Cơ sở hóa phân tích 2 | 3 | 75 | 15 | 55 | 5 |
1940806005 | Kỹ thuật phòng thí nghiệm | 1 | 30 | 0 | 26 | 4 |
1940806006 | Phân tích công nghiệp 1 | 3 | 75 | 15 | 55 | 5 |
1940806007 | Phân tích công nghiệp 2 | 3 | 90 | 10 | 75 | 5 |
1940806008 | Phân tích thực phẩm | 3 | 75 | 15 | 55 | 5 |
1940806009 | Thực hành phân tích cơ bản | 5 | 150 | 0 | 130 | 20 |
1940806010 | Thực hành chuyên môn | 5 | 150 | 0 | 130 | 20 |
1940806011 | Phân tích công cụ | 2 | 60 | 10 | 46 | 4 |
1940806012 | Kiểm nghiệm mỹ phẩm, dược phẩm | 2 | 60 | 10 | 46 | 4 |
1940806013 | Thực hành phân tích môi trường | 2 | 60 | 0 | 52 | 8 |
1940806014 | Công nghệ xử lý nước thải | 3 | 60 | 28 | 30 | 2 |
II.3 | Thực tập tại doanh nghiệp | 6 | 270 | 0 | 270 | 0 |
1940806015 | Thực tập tại doanh nghiệp | 6 | 270 | 0 | 270 | 0 |
III | Các môn học, mô đun nghề tự chọn | 6 | 105 | 69 | 30 | 6 |
1940806016 | Xử lý số liệu | 2 | 45 | 13 | 30 | 2 |
1940806017 | An toàn và bảo hộ lao động | 2 | 30 | 28 | 0 | 2 |
1940806018 | Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại | 2 | 30 | 28 | 0 | 2 |
1940806019 | Hóa học polyme | 2 | 30 | 28 | 0 | 2 |
Tổng cộng | 62 | 1680 | 256 | 1310 | 114 |
* Học ngoại khóa tại Không gian Anh ngữ (không bố trí lịch học chính khóa)
3.1. Các môn học điều kiện, ngoại khóa
Mã môn học, mô đun | Tên môn học, mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) | ||||
Số tín chỉ | Tổng số | Trong đó | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Thi/ Kiểm tra | ||||
19.00.5.05 | Giáo dục thể chất 1 | 1 | 30 | 5 | 23 | 2 |
19.00.5.07 | Giáo dục quốc phòng-An ninh | 3 | 75 | 38 | 32 | 5 |
19.00.5.08 | Giáo dục đạo đức và phát triển nghề nghiệp | 3 | 45 | 42 | 3 |
- Kế hoạch giảng dạy (không tính học phần ngoại khóa).
Học kỳ | Mã học phần | Tên học phần | Số tín chỉ | Học phần học trước |
Học kỳ 1 | 15 | |||
Học phần bắt buộc | ||||
19.00.1.01 | Pháp luật 1 | 1 | ||
19.00.4.01 | Anh văn 1 | 2 | ||
19.00.3 | Tin học | 3 | ||
19.00.5.05 | Giáo dục thể chất 1 | 1 | ||
1940806001 | Hoá vô cơ | 2 | ||
1940806002 | Hoá hữu cơ | 2 | Hóa vô cơ | |
1940806005 | Kỹ thuật phòng thí nghiệm | 1 | ||
19.00.5.07 | Giáo dục quốc phòng-An ninh | 3 | ||
Học phần tự chọn môn chung | 2 | |||
MC.19.5.1 | Soạn thảo văn bản | 2 | ||
MC.18.5.2 | Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả | 2 | ||
MC.18.5.3 | Con người và môi trường | 2 | ||
19.00.5.04 | Khởi nghiệp | 2 | ||
Học phần tự chọn chuyên môn | 2 | |||
1940806016 | Xử lý số liệu | 2 | Hóa vô cơ,
TH kỹ thuật phòng thí nghiệm |
|
1940806017 | An toàn và bảo hộ lao động | 2 | ||
1940806018 | Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại | 2 | ||
1940806019 | Hóa học polyme | 2 | ||
Học kỳ 2 | 15 | |||
Học phần bắt buộc | ||||
19.00.2.01 | Chính trị 1 | 2 | ||
1940806003 | Cơ sở hóa phân tích 1 | 2 | Hóa vô cơ,
TH kỹ thuật phòng thí nghiệm |
|
1940806004 | Cơ sở hóa phân tích 2 | 3 | Cơ sở hóa phân tích 1 | |
1940806011 | Phân tích công cụ | 2 | ||
1940806013 | Thực hành phân tích môi trường | 2 | ||
Học phần tự chọn | 4 | |||
1940806016 | Xử lý số liệu | 2 | ||
1940806017 | An toàn và bảo hộ lao động | 2 | ||
1940806018 | Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại | 2 | ||
1940806019 | Hóa học polyme | 2 | ||
Học kỳ 3 | ||||
Học phần bắt buộc | 16 | |||
1940806006 | Phân tích công nghiệp 1 | 3 | Cơ sở hóa phân tích 1 | |
1940806007 | Phân tích công nghiệp 2 | 3 | Phân tích công nghiệp 1 | |
1940806009 | Thực hành phân tích cơ bản | 5 | Cơ sở hóa phân tích 1,2 | |
1940806012 | Kiểm nghiệm mỹ phẩm, dược phẩm | 2 | ||
1940806014 | Công nghệ xử lý nước thải | 3 | ||
Học kỳ 4 | 14 | |||
Học phần bắt buộc | ||||
1940806010 | Thực hành chuyên môn | 5 | Thực tập phân tích cơ bản | |
1940806008 | Phân tích thực phẩm | 3 | Cơ sở hóa phân tích 1 | |
1940806015 | Thực tập tại doanh nghiệp | 6 |
- Hướng dẫn sử dụng chương trình
5.1. Các môn học chung
– Các môn học bắt buộc: người học phải hoàn thành trong chương trình đào tạo. Các môn học này cố định
– Các môn tự chọn: người học được bố trí học một trong các môn học trên, các khoa có thể đề xuất thay đổi các môn học này trong quá trình đào tạo để phù hợp với mục tiêu đào tạo mà không phải điều chỉnh chương trình.
5.2. Các môn học, mô đun đào tạo nghề:
– Các môn học, mô đun bắt buộc phải được bố trí học theo từng kỳ phù hợp.
– Các môn học, mô đun tự chọn do Tổ bộ môn đề xuất nếu có sự thay đổi so với các môn học, mô đun đã ghi trong chương trình đào tạo.
– Trong năm học thứ 2, sinh viên có 1 học kỳ thực tập tại doanh nghiệp từ 3 – 4 tháng, có thể kéo dài hơn tùy theo tình hình thực tế và yêu cầu rèn luyện kỹ năng nghề cho người học.
5.3. Môn học điều kiện
Là các môn học: Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng –An ninh
Là các môn học bắt buộc được bố trí giảng dạy cho người học trong chương trình nhưng chỉ làm điều kiện để xét tốt nghiệp, không tính vào điểm trung bình chung học tập theo học kỳ, năm học và khóa học.
5.4. Xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa
– Học tập nội quy quy chế và giới thiệu nghề nghiệp cho học sinh khi mới nhập trường;
– Tổ chức tham quan, thực nghiệm tại các đơn vị sản xuất;
– Tham gia các hoạt động bổ trợ khác để rèn luyện sinh viên;
– Thời gian và nội dung hoạt động giáo dục ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá như sau:
Số
TT |
Nội dung | Thời gian |
1 | Thể dục, thể thao | 5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày |
2 |
Văn hoá, văn nghệ:
– Qua các phương tiện thông tin đại chúng – Sinh hoạt tập thể. |
Ngoài giờ học hàng ngày từ 19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần) |
3 |
Hoạt động thư viện:
Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu |
Tất cả các ngày làm việc trong tuần |
4 |
Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể |
Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật |
5 | Thăm quan, dã ngoại | Theo kế hoạch học tập từng học kỳ |
6 | Giáo dục đạo đức và phát triển nghề nghiệp | Theo kế hoạch học tập từng học kỳ |
5.5. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc môn học, mô đun
Đào tạo theo phương thức tín chỉ.
Kiểm tra đánh giá môn học theo thang điểm 10, việc đánh giá kết quả học tập của môn học áp dụng cho phương thức đào tạo tín chỉ và căn cứ theo Thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành “Quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp”.
Điểm môn học bao gồm: điểm trung bình các bài kiểm tra có trọng số 0.4 và điểm thi có trọng số 0.6.
– Điểm môn học, mô-đun đạt yêu cầu khi có điểm theo thang điểm 10 đạt từ 4,0 trở lên
– Công thức tính điểm trung bình chung học kỳ/năm học/khóa học và điểm trung bình chung tích lũy:
Trong đó:
+ A: là điểm trung bình chung học kỳ/năm học/khóa học hoặc điểm trung bình chung tích lũy;
+ i: là số thứ tự môn học, mô-đun;
+ ai: là điểm của môn học, mô-đun thứ i;
+ ni: là số tín chỉ của môn học, mô-đun thứ i;
+ n: là tổng số môn học, mô-đun trong học kỳ/năm học/khóa học hoặc số môn học, mô-đun đã tích lũy.
5.6. Hướng dẫn xét công nhận tốt nghiệp
Người học được đào tạo theo phương thức tín chỉ không dự thi tốt nghiệp mà chỉ được xét tốt nghiệp nếu thỏa mãn các điều kiện sau:
– Tích lũy đủ các môn học theo chương trình đào tạo
– Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học theo thang điểm 4 đạt từ 2,00 trở lên (hoặc thang điểm 10 từ 5 trở lên).
– Có kết quả đạt yêu cầu đối với các môn học điều kiện: Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng – An ninh.
– Có chứng chỉ kỹ năng mềm (Giáo dục đạo đức và phát triển nghề nghiệp).
– Thõa mãn chuẩn đầu ra theo quy định của chương trình đào tạo.
5.7. Các chú ý khác