Ngành Công nghệ sinh học – Bước tiến đến tương lai

Công nghệ sinh học

Để học tốt và thành công trong bất cứ ngành nghề nào, điều quan trọng đầu tiên là phải hiểu rõ ngành học đó là gì và cơ hội nghề nghiệp ra sao. Hãy cùng tìm hiểu và định hướng cho một tương lai tốt đẹp hơn.

  • Công nghệ sinh học là gì?

Ngành Công nghệ sinh học là ngành nghiên cứu và vận dụng sinh vật sống kết hợp với quy trình và thiết bị kỹ thuật để tạo ra sản phẩn và sản xuất ở quy mô công nghiệp với các sản phẩm sinh học phục vụ cho lợi ích của con người, đồng thời phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường. Các sản phẩm của ngành Công nghệ sinh học được ứng dụng trong đời sống như: sản xuất thuốc, thức ăn; điều chế và sản xuất hóa chất công nghiệp; phát triển giống cây trồng, vật nuôi; ứng dụng công nghệ di truyền, xét nghiệm trong y khoa, giải quyết các vấn đề môi trường;…

ngành Công nghệ sinh học

  • Mục tiêu đào tạo ngành?

Đào tạo cử nhân có kiến thức nền tảng vững chắc về khoa học và công nghệ sinh học; có khả năng:

Phân tích, cung cấp các giải pháp kỹ thuật, quản lý cho hệ thống ngành công nghệ sinh học

Làm việc nhóm và kỹ năng giao tiếp tốt

Thành công trong các vị trí việc làm về công nghệ sinh học và các lĩnh vực liên quan đến công nghệ sinh học

Theo đuổi sự phát triển nghề nghiệp hoặc nâng cao trình độ

Có trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp cao

  • Cử nhân Công nghệ sinh học làm gì? Ở đâu?

Ngành Công nghệ sinh học được xác định là ngành học của tương lai. Ngành học này đã và đang có vai trò quan trọng trong đời sống con người. Vì vậy, cơ hội việc làm luôn rộng mở đối với sinh viên ngành Công nghệ sinh học.

Đây là một trong 5 lĩnh vực được Nhà nước đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển đến năm 2020. Theo Viện chiến lược và Chương trình Giáo dục thuộc Bộ GD-ĐT, đến năm 2020, nước ta sẽ cần ít nhất là 25.000 lao động chuyên sâu trong lĩnh vực này. Hiện nay, có nhiều viện, trung tâm nghiên cứu, cơ sở đào tạo, cũng như hàng loạt cơ sở triển khai ứng dụng Công nghệ sinh học đã được hình thành. Đây chính là cơ hội cho các cử nhân ngành Công nghệ sinh học có thể lựa chọn việc làm với mức lương hấp dẫn cùng với các chế độ ưu đãi.

Cử nhân Công nghệ sinh học sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận nhiều vai vị trí khác nhau như: quản lý và đảm bảo chất lượng tại các nhà máy sản xuất dược phẩm, thực phẩm; Chuyên viên công nghệ sinh học tại các công ty chế biến nông sản, thực phẩm, thủy sản; các trung tâm kiểm nghiệm, phòng thí nghiệm, cơ quan nghiên cứu về công nghệ vi sinh, công nghệ sinh học thực vật, công nghệ sinh học động vật; Chuyên viên xét nghiệm trong bệnh viện, trung tâm y khoa…

ngành Công nghệ sinh học

Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

– Số lượng môn học, mô đun: 29; Khối lượng kiến thức toàn khóa: 84 Tín chỉ

– Khối lượng các môn học chung, đại cương: 450 giờ

– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1.935 giờ, trong đó:

– Khối lượng lý thuyết: 210 giờ ; Thực hành, Thí nghiệm: 1.682 giờ; Khối lượng kiểm tra: 43 giờ

Một số môn học chuyên ngành và modul tiêu biểu:

CN nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu Công nghệ enzyme
Thực hành CN nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu Thực hành công nghệ enzyme
Kiểm nghiệm vi sinh vật Công nghệ sinh học vi sinh vật
Thực Hành Kiểm nghiệm vi sinh vật Thực hành Công nghệ sinh học vi sinh vật
Thực hành vi sinh vật đại cương Công nghệ sản xuất các chế phẩm sinh học

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện thoại
0905953746