Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật địa chất – Bậc Trung cấp

Tên ngành, nghề: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT

Mã ngành, nghề: 5510901

Trình độ đào tạo: Trung cấp

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THCS hoặc tương đương.

Thời gian đào tạo: 1,5 – 02 năm.

Văn bằng tốt nghiệp:  Trung cấp

1. Mục tiêu đào tạo

  • Mục tiêu chung:

– Hoàn thành chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật Địa chất được thiết kế theo chương trình khung của Luật Giáo dục nghề nghiệp; có khả năng áp dụng các kiến thức chung và các kiến thức cơ sở ngành đã học để nhận biết, phân tích và giải quyết sáng tạo các vấn đề kỹ thuật chuyên môn liên quan.

– Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật.

– Yêu nghề, có ý thức cộng đồng và tác phong làm việc của một công dân sống trong xã hội công nghiệp, có thói quen lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh phù hợp với phong tục tập quán và truyền thống văn hóa dân tộc, địa phương trong từng giai đoạn lịch sử.

– Luôn có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đảm bảo yêu cầu công việc

1.2. Mục tiêu cụ thể:

1.2.1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

– Kiến thức: Sau khi học xong, người học có được những kiến thức sau:

+ Nêu được đặc điểm thành phần thạch học, cấu tạo, kiến trúc, thế nằm của đất đá, khoáng sản thông thường.

+ Nêu được tính chất vật lý, hóa học, cơ học của đất đá ảnh hưởng đến nền móng các công trình xây dựng và một số tính chất, chất lượng khoáng sản.

– Kỹ năng nghề nghiệp: Sau khi học xong, người học có được những kỹ năng sau:

+ Thu thập và thành lập được các tài liệu địa chất ở vết lộ và các công trình khoan, khai đào địa chất.

+ Thực hiện được thí nghiệm trong phòng và hiện trường để xác định các chỉ tiêu vật lý, cơ học của đất đá phục vụ công tác đánh giá nền các công trình xây dựng;

+ Thực hiện được qui trình khoan, khai đào thăm dò địa chất;

+ Có kỹ năng giao tiếp, quản lý, điều hành công việc tốt; Có kỹ năng làm việc theo nhóm, thích nghi với môi trường làm việc.

1.2.2. Chính trị, đạo đức, thể chất và quốc phòng

– Học sinh có được kiến thức cơ bản về chinh trị; cũng như chương trình giáo dục thể chất và quốc phòng. Có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục nghề nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

– Có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm công dân cao; Có tác phong, thái độ phục vụ tốt, tinh thần cầu tiến, đoàn kết và giúp đỡ đồng nghiệp.

  • Vị trí làm việc sau tốt nghiệp:

– Thực hiện phân tích mẫu địa chất công trình, mẫu địa chất thủy văn trong các phòng phân tích, thí nghiệm của các đơn vị tư vấn xây dựng, giao thông, thủy lợi, thủy điện…;

– Làm kỹ thuật địa chất ở các Liên đoàn Địa chất; các Trung tâm, Liên đoàn Điều tra và Qui hoạch Tài nguyên nước; các đơn vị khảo sát thiết kế địa chất công trình xây dựng, giao thông, thủy lợi, thủy điện; các doanh nghiệp thăm dò – khai thác, chế biến khoáng sản;

– Làm giám đốc điều hành mỏ khai thác bằng phương pháp lộ thiên khoáng sản không kim loại, không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường bằng phương pháp thủ công.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

– Số lượng môn học, mô đun: 26.

– Khối lượng kiến thức toàn khóa: 63 Tín chỉ

– Khối lượng các môn học chung, đại cương: 13 tín chỉ

– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 50 tín chỉ

Trong đó, khối lượng học phần đặc biệt như:

Thực tập nghề nghiệp: 4 tín chỉ (180 giờ)

Thực tập tại doanh nghiệp: 6 tín chỉ (270 giờ – tương đương 3 tháng thực tập).

– Khối lượng lý thuyết: 356 giờ; Thực hành, Thực tập, Thí nghiệm: 1227 giờ; Kiểm tra: 67 giờ.

3. Nội dung chương trình

3.1. Các môn học bắt buộc, tự chọn

MH,

 

 

Tên môn học, mô đun Thời gian đào tạo (giờ)
Số tín chỉ Tổng

số

(tiết)

 

Trong đó
Lý thuyết Thực hành Kiểm

tra

I Các môn học chung 13 300 54 223 23
I.1 Môn học bắt buộc 11 270 39 210 21
1840000001 Pháp luật 1 1 15 9 5 1
1840000003 Chính trị 1 2 30 15 13 2
1840000006 Tin học 3 75 15 57 3
1840000008 Anh văn 1 2 60 0 54 6
1840000009 Anh văn 2 3 90 0 81 9
I.2 Môn học tự chọn chung* 2 30 15 13 2
1840000012 Soạn thảo văn bản 2 30 15 13 2
1840000013 Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2 30 15 13 2
1840000014 Con người và môi trường 2 30 15 13 2
1840000015 Khởi nghiệp 2 30 15 13 2
II Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc 44 1200 272 890 38
II.1 Môn học, mô đun cơ sở 13 270 120 137 13
1840301001 Địa chất đại cương 3 60 30 27 3
1840301002 Tinh thể – Khoáng vật học 3 60 30 27 3
1840301003 Thạch học 4 90 30 56 4
1840301004 Địa chất cấu tạo 3 60 30 27 3
II.2 Môn học, mô đun chuyên môn (bắt buộc) 31 930 152 753 25
1840302005 An toàn lao động 1 15 14 0 1
1840302006 Thực tập nghề nghiệp 4 180 3 173 4
1840302007 Địa chất khoáng sản 3 60 30 27 3
1840302008 Tin học địa chất 3 75 15 57 3
1840302009 Khoan thăm dò địa chất 4 105 15 86 4
1840302010 Kỹ thuật khai đào 2 45 15 28 2
1840302011 ĐC Công trình – ĐC Thủy văn 4 90 30 56 4
1840302012 Tìm kiếm – Thăm dò khoáng sản rắn 4 90 30 56 4
1840302013 Thực tập tại doanh nghiệp 6 270 0 270  
III. Môn học, mô đun tự chọn 6 150 30 114 6
1840302014 Phân tích mẫu cơ lý đất 6 150 30 114 6
1840302015 Gia công và phân tích mẫu thạch học 6 150 30 114 6
1840302016 Khảo sát địa chất 6 150 30 114 6
1840302017 Kỹ thuật khoan nổ mìn 6 150 30 114 6
Tổng cộng 63 1650 356 1227 67

3.2. Các môn học điều kiện, ngoại khóa

Mã môn học, mô  đun Tên môn học, mô đun Thời gian đào tạo (giờ)
Số tín chỉ Tổng số Trong đó
Lý thuyết Thực hành Thi/ Kiểm tra
1840000015 Giáo dục thể chất 1 1 30 5 23 2
1840000017 Giáo dục quốc phòng-An ninh 2 45 23 19 3
1840000018 Kỹ năng mềm 3 90      

4. Kế hoạch giảng dạy (không tính học phần ngoại khóa).

Học kỳ Mã học phần Tên học phần Số tín chỉ Học phần học trước
Học kỳ 1     15  
  Học phần bắt buộc    
  1840000001 Pháp luật 1 1  
  1840000008 Anh văn 1 2  
  1840000006 Tin học 3  
  1840000015 Giáo dục thể chất 1 1  
  1840301001 Địa chất đại cương 3  
  1840301002 Tinh thể – Khoáng vật học 3  
  Học phần tự chọn 2  
  1840000012 Soạn thảo văn bản 2  
  1840000013 Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2  
  1840000014 Con người và môi trường 2  
  1840000015 Khởi nghiệp 2  
Học kỳ 2     17  
  Học phần bắt buộc    
  1840000009 Anh văn 2 3  
  1840000003 Chính trị 1 2  
  1840301003 Thạch học 4  
  1840301004 Địa chất cấu tạo 3  
  1840302005 An toàn lao động 1  
  1840302006 Thực tập nghề nghiệp 4  
Học kỳ 3     16  
  Học phần bắt buộc    
  1840302007 Địa chất khoáng sản 3  
  1840302008 Tin học địa chất 3  
  1840302009 Khoan thăm dò địa chất 4  
  1840302010 Kỹ thuật khai đào 2  
  1840302011 ĐC Công trình – ĐC Thủy văn 4  
Học kỳ 4     16  
  Học phần bắt buộc    
  1840302012 Tìm kiếm – Thăm dò khoáng sản rắn 4  
  1840302013 Thực tập tại doanh nghiệp 6  
  Các môn học, mô đun nghề tự chọn 6  
  1840302014 Phân tích mẫu cơ lý đất, đá 6  
  1840302015 Khảo sát địa chất 6  
  1840302016 Gia công và phân tích mẫu thạch học 6  
  1840302017 Kỹ thuật khoan nổ mìn 6  

5. Hướng dẫn sử dụng chương trình

5.1. Các môn học chung

MH,

 

 

Tên môn học, mô đun Thời gian đào tạo (giờ)
Số tín chỉ Tổng

số

(tiết)

 

Trong đó
Lý thuyết Thực hành Kiểm

tra

  Môn học bắt buộc 11 270 39 210 21
1840000001 Pháp luật 1 1 15 9 5 1
1840000003 Chính trị 1 2 30 15 13 2
1840000006 Tin học 3 75 15 57 3
1840000008 Anh văn 1 2 60 0 54 6
1840000009 Anh văn 2 3 90 0 81 9

5.2. Xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa

– Học tập nội quy quy chế và giới thiệu nghề nghiệp cho sinh viên khi mới nhập trường;

– Tổ chức tham quan, thực nghiệm tại các đơn vị sản xuất;

– Tham gia các hoạt động bổ trợ khác để rèn luyện học sinh;

– Thời gian và nội dung hoạt động giáo dục ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá như sau:

Số

TT

Nội dung Thời gian
1  Thể dục, thể thao 5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày
 

2

 Văn hoá, văn nghệ:

– Qua các phương tiện thông tin đại chúng

– Sinh hoạt tập thể

Ngoài giờ học hàng ngày từ 19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)
 

3

 Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần
 

4

 

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

 Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật
5 Thăm quan, dã ngoại Mỗi học kỳ 1 lần

5.3. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc môn học, mô đun

Đào tạo theo phương thức tín chỉ.

Kiểm tra đánh giá môn học theo thang điểm 10, việc đánh giá kết quả học tập của môn học áp dụng cho phương thức đào tạo tín chỉ và căn cứ theo Thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành “Quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp”.

Điểm môn học bao gồm: điểm trung bình các bài kiểm tra có trọng số 0.4 và điểm thi có trọng số 0.6.

– Điểm môn học, mô-đun đạt yêu cầu khi có điểm theo thang điểm 10 đạt từ 4,0 trở lên

– Công thức tính điểm trung bình chung học kỳ/năm học/khóa học và điểm trung bình chung tích lũy:

Trong đó:

A: là điểm trung bình chung học kỳ/năm học/khóa học hoặc điểm trung bình chung tích lũy;

i: là số thứ tự môn học, mô-đun;

+ ai: là điểm của môn học, mô-đun thứ i;

+ ni: là số tín chỉ của môn học, mô-đun thứ i;

+ n: là tổng số môn học, mô-đun trong học kỳ/năm học/khóa học hoặc số môn học, mô-đun đã tích lũy.

5.4. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp

5.4.1. Hướng dẫn thi tốt nghiệp: Không

5.4.2. Xét công nhận tốt nghiệp:

Người học được đào tạo theo phương thức tín chỉ không dự thi tốt nghiệp mà chỉ được xét tốt nghiệp nếu thỏa mãn các điều kiện sau:

– Tích lũy đủ các môn học theo chương trình đào tạo.

– Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học theo thang điểm 4 đạt từ 2,00 trở lên (hoặc thang điểm 10 từ 5 trở lên).

– Có kết quả đạt yêu cầu đối với các môn học điều kiện: Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng – An ninh.

– Thõa mãn chuẩn đầu ra theo quy định của chương trình đào tạo.

5.5. Các chú ý khác

– Sau khi bố trí các môn học, mô đun chung bắt buộc, các Cơ sở dạy nghề có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc quản lý;

– Dựa theo chương trình này, khi đào tạo liên thông từ trình độ Trung cấp nghề lên Cao đẳng nghề các Cơ sở dạy nghề cần giảng dạy bổ sung những môn học, mô đun mà trong chương trình đào tạo trình độ Trung cấp nghề chưa giảng dạy;

– Có thể sử dụng một số môn học, mô đun đào tạo trong chương trình khung nêu trên để xây dựng chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề (tuỳ theo nhu cầu của người học) nhưng phải tạo điều kiện thuận lợi cho người học có thể học liên thông lên trình độ Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện thoại
0905953746