Chương trình đào tạo nghề Khoan thăm dò địa chất (trình độ trung cấp)

Tên ngành, nghề: KHOAN THĂM DÒ ĐỊA CHẤT

Mã ngành, nghề: 5510915

Trình độ đào tạo: Trung cấp

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương.

Thời gian đào tạo: 1,5 – 2 năm.

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

Hoàn thành chương trình đào tạo ngành Khoan thăm dò địa chất được thiết kế theo chương trình khung của Luật Giáo dục nghề nghiệp; có khả năng áp dụng các kiến thức chung và các kiến thức cơ sở ngành để giải quyết các vấn đề kỹ thuật chuyên môn liên quan.

Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật.

Yêu nghề, có tác phong làm việc công nghiệp, có ý thức cộng đồng, sống lành mạnh phù hợp với phong tục tập quán và truyền thống văn hóa dân tộc.

Luôn có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đảm bảo yêu cầu công việc.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

1.2.1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

– Kiến thức: Sau khi học xong, người học có được những kiến thức sau:

+ Đọc được các sơ đồ truyền động của thiết bị khoan, thiết bị bơm, động cơ điện, động cơ Điêzen.

+ Mô tả được cấu tạo và nguyên lý làm việc của một số cụm cơ cấu trên động cơ Điêzen, máy khoan, máy bơm.

+ Đọc được thiết kế kỹ thuật lỗ khoan; nội dung và ý nghĩa bảng phân cấp đất đá theo độ khoan, từ đó lựa chọn các dụng cụ khoan đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ thuật.

+ Trình bày được công dụng của các loại dụng cụ khoan và dụng cụ cứu chữa sự cố.

– Kỹ năng nghề nghiệp: Sau khi học xong, người học có được những kỹ năng sau:

+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ chuyên dùng của nghề khoan

+ Lắp tháo bộ dụng cụ khoan thành thạo đảm bảo kỹ thuật và an toàn; khắc phục khó khăn khi tháo lắp như: biến dạng ren; cần khoan cong; khó tháo do tự xiết quá chặt…

+ Bảo quản, bảo dưỡng dụng cụ và thiết bị khoan đúng qui định.

+ Kéo thả bộ dụng cụ khoan trong các lỗ khoan có chiều sâu nhỏ hơn 100m trong điều kiện lỗ khoan bình thường.

+ Sản xuất và kiểm tra được một số thông số cơ bản của dung dịch sét khi sản xuất và khi sử dụng.

+ Xử lý được sự cố tuột rơi cần khoan dưới sự chỉ đạo của kíp trưởng.

+ Thực hiện hiệp khoan lấy mẫu trong điều kiện lỗ khoan bình thường ở chiều sâu nhỏ hơn 50m dưới sự chỉ đạo của kíp trưởng.

1.2.2. Chính trị, đạo đức, thể chất và quốc phòng

– Học sinh có được kiến thức cơ bản về chinh trị; cũng như chương trình giáo dục thể chất và quốc phòng. Có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục nghề nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

– Có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm công dân cao; Có tác phong, thái độ phục vụ tốt, tinh thần cầu tiến, đoàn kết và giúp đỡ đồng nghiệp.

1.2.3. Vị trí làm việc sau tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có thể làm việc với vai trò thợ phụ, thợ cả và một số công việc của kíp trưởng khoan tại các tổ khoan máy của các Liên đoàn khoan thăm dò địa chất khoáng sản, các Liên đoàn điều tra quy hoạch tài nguyên nước, các công ty thuộc tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam, khai thác nước ngầm, khí, các xí nghiệp khảo sát của các công ty khảo sát thuộc Bộ Xây dựng, Bộ giao thông… Tự tạo việc làm hoặc có thể học cao hơn.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

– Số lượng môn học, mô đun: 18

– Khối lượng kiến thức toàn khóa: 54 Tín chỉ

– Khối lượng các môn học chung, đại cương: 240 giờ

– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 987 giờ

Trong đó, khối lượng các học phần đặc biệt gồm:

+ Thực tập tại doanh nghiệp: 4 tín chỉ (150 giờ – tương đương 2 tháng thực tập)

– Khối lượng lý thuyết: 377 giờ; Thực hành, Thực tập, Thí nghiệm: 885 giờ;

3. Nội dung chương trình

Tên môn học, mô đun Thời gian đào tạo (giờ)
Số tín chỉ Tổng số (tiết) Trong đó
Lý thuyết Thực hành Kiểm tra
I Các môn học chung 13 240 122 103 15
MH 01 Pháp luật 1 15 11 3 1
MH 02 Chính trị 2 30 22 6 2
MH 03 Giáo dục thể chất 1 30 3 24 3
MH 04 Giáo dục quốc phòng – An ninh 3 45 30 15 0
MH 05 Tin học 3 60 26 30 4
MH 06 Anh văn 3 60 30 25 5
II Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc 41 987 254 703 35
II.1 Môn học, mô đun cơ sở 12 252 108 132 12
MH 07 Vẽ kỹ thuật 3 53 37 13 3
MH 08 Cơ kỹ thuật 2 34 26 6 2
MH 09 Địa chất đại cương 3 60 30 27 3
MH 10 Động cơ 4 105 15 86 4
II.2 Môn học, mô đun chuyên môn (bắt buộc) 29 735 146 571 23
MH 11 Kỹ thuật khoan 1 3 45 42 0 3
MH 12 Thực hành khoan 1 6 180 0 175 5
MH 13 Kỹ thuật khoan 2 3 45 42 0 3
MH 14 Thực hành khoan 2 6 180 0 175 5
MH 15 Dung dịch khoan 2 30 25 8 2
MH 16 Địa kỹ thuật 3 75 15 57 3
MH 17 An toàn lao động 2 30 22 6 2
II.3 Tốt nghiệp          
MH 18 Thực tập tại doanh nghiệp 4 150 0 150  
Tổng cộng 54 1227 376 806 50

4. Kế hoạch giảng dạy (không tính học phần ngoại khóa).

Học kỳ Mã học phần Tên học phần Số tín chỉ Học phần học trước
Học kỳ 1     14  
  Học phần bắt buộc    
  MH 01 Pháp luật 1  
  MH 03 Giáo dục thể chất 1  
  MH 04 Giáo dục quốc phòng – An ninh 3  
  MH 05 Tin học 3  
  MH 06 Anh văn 3  
  MH 07 Vẽ kỹ thuật 3  
   Học phần tự chọn    
         
Học kỳ 2     14  
  Học phần bắt buộc    
  MH 02 Chính trị 2  
  MH 08 Cơ kỹ thuật 2  
  MH 09 Địa chất đại cương 3  
  MH 10 Động cơ 4  
  MH 11 Kỹ thuật khoan 1 3  
         
   Học phần tự chọn    
         
Học kỳ 3     13  
  MH 12 Thực hành khoan 1 6  
  MH 17 An toàn lao động 2  
  MH 15 Dung dịch khoan 2  
  MH 13 Kỹ thuật khoan 2 3  
  Học phần tự chọn    
         
Học kỳ 4     13  
  MH 14 Thực hành khoan 2 6  
  MH 16 Địa kỹ thuật 3  
  MH 18 Thực tập tốt nghiệp 4  

 5. Hướng dẫn sử dụng chương trình

5.1. Các môn học chung bắt buộc:

MH

Tên môn học Thời gian đào tạo (giờ)
Số tín chỉ Tổng số

(Tiết)

Trong đó
Lý thuyết Thực hành Kiểm tra
I Các môn học chung 13 240 122 103 15
MH 01 Pháp luât 1 15 11 3 1
MH 02 Chính trị 2 30 22 6 2
MH 03 Giáo dục thể chất 1 30 3 24 3
MH 04 Giáo dục quốc phòng – An ninh 3 45 30 15 0
MH 05 Tin học 3 60 26 30 4
MH 06 Anh văn 3 60 30 25 5

5.2. Xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:

– Học tập nội quy quy chế và giới thiệu nghề nghiệp cho sinh viên khi mới nhập trường;

– Tổ chức tham quan, thực nghiệm tại các đơn vị sản xuất;

– Tham gia các hoạt động bổ trợ khác để rèn luyện sinh viên;

– Thời gian và nội dung hoạt động giáo dục ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá như sau

Số

TT

Nội dung Thời gian
1  Thể dục, thể thao 5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày
 

2

 Văn hoá, văn nghệ:

– Qua các phương tiện thông tin đại chúng

– Sinh hoạt tập thể

Ngoài giờ học hàng ngày từ 19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)
 

3

 Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần
 

4

 

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

 Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật
5 Thăm quan, dã ngoại Mỗi học kỳ 1 lần

5.3. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc môn học, mô đun

Đào tạo theo phương thức tín chỉ.

Kiểm tra đánh giá môn học theo thang điểm 10, việc đánh giá kết quả học tập của môn học áp dụng cho phương thức đào tạo tín chỉ và căn cứ theo Thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành “Quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp”.

Điểm môn học bao gồm: điểm trung bình các bài kiểm tra có trọng số 0.4 và điểm thi có trọng số 0.6.

– Điểm môn học, mô-đun đạt yêu cầu khi có điểm theo thang điểm 10 đạt từ 4,0 trở lên

– Công thức tính điểm trung bình chung học kỳ/năm học/khóa học và điểm trung bình chung tích lũy:

Trong đó:

A: là điểm trung bình chung học kỳ/năm học/khóa học hoặc điểm trung bình chung tích lũy;

i: là số thứ tự môn học, mô-đun;

+ ai: là điểm của môn học, mô-đun thứ i;

+ ni: là số tín chỉ của môn học, mô-đun thứ i;

+ n: là tổng số môn học, mô-đun trong học kỳ/năm học/khóa học hoặc số môn học, mô-đun đã tích lũy.

5.4. Hướng dẫn thi tốt nghiệp (nếu có) và xét công nhận tốt nghiệp:

5.4.1. Hướng dẫn thi tốt nghiệp: Không.

5.4.2. Xét công nhận tốt nghiệp:

Người học được đào tạo theo phương thức tín chỉ không dự thi tốt nghiệp mà chỉ được xét tốt nghiệp nếu thỏa mãn các điều kiện sau:

– Tích lũy đủ các môn học theo chương trình đào tạo.

– Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học theo thang điểm 10 từ 5 trở lên.

– Có kết quả đạt yêu cầu đối với các môn học điều kiện: Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng – An ninh.

– Thỏa mãn chuẩn đầu ra theo quy định của chương trình đào tạo.

5.5. Các chú ý khác:

– Sau khi bố trí các môn học, mô đun chung bắt buộc, các Cơ sở dạy nghề có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc quản lý;

– Có thể sử dụng một số môn học, mô đun đào tạo trong chương trình khung nêu trên để xây dựng chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề (tuỳ theo nhu cầu của người học) nhưng phải tạo điều kiện thuận lợi cho người học có thể học liên thông lên trình độ Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện thoại
0905953746