Chương trình đào tạo nghề Quản lý đất đai (trình độ cao đẳng)

Tên ngành, nghề: QUẢN LÍ ĐẤT ĐAI

Mã ngành, nghề: 6850102

Trình độ đào tạo:  Cao đẳng

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT và tương đương

Thời gian đào tạo: 2,5 – 3 năm

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

– Hoàn thành chương trình đào tạo ngành Quản lý đất đai được thiết kế theo chương trình khung của Luật Giáo dục nghề nghiệp; có khả năng áp dụng các kiến thức chung và các kiến thức cơ sở ngành đã học để nhận biết, phân tích và giải quyết sáng tạo các vấn đề kỹ thuật chuyên môn liên quan.

Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật.

Yêu nghề, có ý thức cộng đồng và tác phong làm việc của một công dân sống trong xã hội công nghiệp, có thói quen lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh phù hợp với phong tục tập quán và truyền thống văn hóa dân tộc, địa phương trong từng giai đoạn lịch sử.

Luôn có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đảm bảo yêu cầu công việc

1.2. Mục tiêu cụ thể:

1.2.1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

– Kiến thức: Sau khi học xong, người học có được những kiến thức sau:

+ Có kiến thức cơ bản công tác quản lý Nhà nước về các lĩnh vực như đất đai, môi trường, xây dựng, bản đồ…

+ Có kiến thức cơ sở ngành về các mặt tự nhiên, kinh tế, quản lý, sử dụng đất đai, bảo vệ môi trường, giám sát xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng đất ,các quy chuẩn khi thành lập các loại bản đồ địa chính, quy hoạch sử dụng đất, hiện trạng sử dụng đất …

+ Có kiến thức chung của ngành bao gồm các kiến thức chuyên môn về các nội dung, chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai.

+ Có kiến thức về pháp luật đất đai để giải quyết các vấn đề trong quá trình quản lý nhà nước về đất đai: thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp đất đai, xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai…

+ Có kiến thức để định giá đất; tham gia được thị trường bất động sản, hiểu được vai trò quan trọng của thị trường đất đai đối với nền kinh tế quốc dân.

+ Có kiến thức thực tiễn về ngành Quản lý đất đai thông qua thực tập các môn học và thực tập tốt nghiệp.

– Kỹ năng nghề nghiệp: Sau khi học xong, người học có được những kỹ năng sau:

+ Thực hiện được các phương pháp đo cơ bản để đo vẽ thành lập bản đồ địa hình,  bản đồ địa chính.

+ Sử dụng được các thiết bị trắc địa thông thường phục vụ công việc như: máy kinh vĩ NT2CD, máy toàn đạc điện tử Topcon GTS721, máy GPS cầm tay, máy thủy bình Pentax AP120…

+ Có khả năng thành lập bản đồ địa chính, bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, và các loại bản đồ chuyên đề khác.

+ Sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên ngành quản lý đất đai như: Microstation, Famis, AutoCad, ArcGIS, ENVI,… để phục vụ giải quyết công việc quản lý đất đai.

+ Nắm vững các văn bản pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên đất đai, môi trường phục vụ công tác quản lý hành chính nhà nước về đất đai, giải quyết tranh chấp đất đai, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

+ Thực hiện được công tác đăng ký, thống kê, kiểm kê, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ở.

+ Thực hiện được công tác tư vấn trong lĩnh vực quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch nông nghiệp, quy hoạch nông thôn mới,…

+ Tham gia tư vấn giá đất, bất động sản.

 1.2.2. Chính trị, đạo đức, thể chất và quốc phòng

+ Trình bày và diễn giải được những vấn đề cơ bản về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

+ Biết được các phương pháp rèn luyện thể chất; kiến thức cơ bản cần thiết trong chương trình Giáo dục quốc phòng – An ninh. Có nhận thức đúng đắn về chủ quyền, an ninh quốc gia và bản sắc văn hóa dân tộc.

1.3. Vị trí làm việc sau tốt nghiệp:

– Làm cán bộ kỹ thuật tại các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương đến cấp xã về lĩnh vực Quản lý đất đai như: Bộ Tài nguyên – Môi trường, Sở Tài nguyên – Môi trường các tỉnh, Các Trung tâm kỹ thuật tài nguyên, Trung tâm phát triển quỹ đất, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh, Phòng Tài nguyên – Môi trường, Văn phòng đăng ký, trung tâm phát triển quỹ đất các quận/huyện, Cán bộ Địa chính xã/phường.

– Làm cán bộ kỹ thuật tại UBND các cấp Tỉnh/Thành Phố, Quận/huyện; Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Khoa học Công nghệ, Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp và PTNT.

– Làm cán bộ kỹ thuật tại các Chi cục quản lý đất đai, Chi cục môi trường, Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên đất và Môi trường; Trung tâm khai thác và kinh doanh bất động sản; các Khu Công nghiệp; Khu Kinh tế…

– Làm nhân viên tư vấn cho các công ty như: Công ty đo đạc, Công ty môi giới và định giá bất động sản; các dự án liên quan đến đất đai và bất động sản, các đơn vị thẩm định giá (ngân hàng, công ty thẩm định giá…).

 2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

– Số lượng môn học, mô đun: 31

– Khối lượng kiến thức toàn khóa: 86 Tín chỉ

– Khối lượng các môn học chung, đại cương: 450 Giờ

– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1995 Giờ

– Khối lượng lý thuyết: 384 giờ ; Thực hành, Thực tập, Thí nghiệm: 1969 giờ; Kiểm tra: 92 giờ.

3. Nội dung chương trình

3.1. Các môn học chung, môn học/ mô đun đào tạo nghề

MH,

Tên môn học, mô đun Thời gian đào tạo (giờ)
Số tín chỉ Tổng số (tiết) Trong đó
Lý thuyết Thực hành Kiểm tra
I Các môn học chung 20 450 78 340 32
I.1 Môn học bắt buộc 18 420 63 327 30
1840000001 Pháp luật 1 1 15 9 5 1
1820000002 Pháp luật 2 1 15 9 5 1
1840000003 Chính trị 1 2 30 15 13 2
1820000004 Chính trị 2 2 45 15 28 2
1820000007 Tin học 3 75 15 57 3
1840000008 Anh văn 1 2 60 0 54 6
1840000009 Anh văn 2 3 90 0 81 9
1820000010 Anh văn 3 2 45 0 42 3
1820000011 Anh văn 4 2 45 0 42 3
I.2 Môn học tự chọn 2 30 15 13 2
1840000012 Soạn thảo văn bản 2 30 15 13 2
1840000013 Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2 30 15 13 2
1840000014 Con người và môi trường 2 30 15 13 2
1840000015 Khởi nghiệp 2 30 15 13 2
II Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc 57 1725 264 1410 51
II.1 Các môn lý thuyết nghề 7 105 96 2 7
1822501001 Tài nguyên đất, nước 2 30 26 2 2
1822501002 Thanh tra, kiểm tra đất đai 2 30 28 2
1822501003 Quản lý nhà nước về đất đai 3 45 42 3
II.2 Các môn học, mô đun thực hành/ tích hợp nghề 42 1260 168 1048 44
1822502001 Đo đạc địa chính 4 120 14 102 4
1822502002 Quy hoạch sử dụng đất 4 120 14 102 4
1822502003 Đăng ký thống kê đất đai 4 120 14 102 4
1822502004 Hệ thống thông tin đất đai 3 90 14 73 3
1822502005 Trắc địa đại cương 5 150 28 116 6
1822502006 Định giá đất, kinh doanh bất động sản 3 90 42 44 4
1822502007 Bản đồ đại cương 3 90 14 73 3
1822502008 Tin học Quản lí đất đai 4 120 116 4
1822502009 Giao đất thu hồi đất 2 60 14 44 2
1822502010 Kinh tế đất 3 90 14 73 3
1822502011 Thực tập nghề nghiệp 7 210 203 7
II.3 Thực tập tại doanh nghiệp 8 360 0 360  
III. Các môn học, mô đun nghề tự chọn 9 270 42 219 9
1822502011 Hệ thống định vị toàn cầu 3 90 14 73 3
1822502012 Hệ thống thông tin địa lý 3 90 14 73 3
1822502013 Viễn thám 3 90 14 73 3
Tổng cộng 86 2445 384 1969 92

 3.2. Các môn học điều kiện, ngoại khóa

Mã môn học, mô  đun Tên môn học, mô đun Thời gian đào tạo (giờ)
Số tín chỉ Tổng số Trong đó
Lý thuyết Thực hành Thi/ Kiểm tra
1840000015 Giáo dục thể chất 1 1 30 5 23 2
1820000016 Giáo dục thể chất 2 1 30 5 23 2
1820000017 Giáo dục quốc phòng-An ninh 3 75  38 32 5
1840000018 Kỹ năng mềm 3 45 0 42 3

3.3. Kế hoạch giảng dạy (không tính học phần ngoại khóa).

Học kỳ Mã học phần Tên học phần Số tín chỉ Học phần học trước
Học kỳ 1     14  
  Học phần bắt buộc    
1840000001 Pháp luật 1 1  
1840000008 Anh văn 1 2
1820000007 Tin học 3
1840000015 Giáo dục thể chất 1 1
1822501001 Tài nguyên đất, nước 2
1822502007 Bản đồ đại cương 3
   Học phần tự chọn    
1840000012 Soạn thảo văn bản 2
1840000013 Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2
1840000014 Con người và môi trường 2
1840000015 Khởi nghiệp 2
Học kỳ 2 17  
  Học phần bắt buộc    
  1840000003 Chính trị 1 2  
1840000009 Anh văn 2 3
1822502005 Trắc địa đại cương 5
1822502008 Tin học Quản lí đất đai 4
 Học phần tự chọn    
1822502011 Hệ thống định vị toàn cầu 3  
Học kỳ 3     16  
  Học phần bắt buộc    
  1822502001 Đo đạc địa chính 4  
1822502006 Định giá đất, kinh doanh bất động sản 3
1822501003 Quản lý nhà nước về đất đai 3
1822502002 Quy hoạch sử dụng đất 4
1822501002 Thanh tra, kiểm tra đất đai 2
 Học phần tự chọn    
 
Học kỳ 4     18  
  Học phần bắt buộc    
1820000002 Pháp luật 2 1
1820000004 Chính trị 2 2
1820000016 Giáo dục thể chất 2 1
1820000010 Anh văn 3 2
1822502003 Đăng ký thống kê đất đai 4
1822502004 Hệ thống thông tin đất đai 3
1822502009 Giao đất thu hồi đất 2
 Học phần tự chọn    
1822502012 Hệ thống thông tin địa lý 3  
 
Học kỳ 5     15  
  Học phần bắt buộc    
  1820000011 Anh văn 4 2  
  1822502010 Kinh tế đất 3
1822502011 Thực tập nghề nghiệp 7
 Học phần tự chọn    
1822502013 Viễn thám 3
Học kỳ 6     8  
  Học phần bắt buộc    
Thực tập tại doanh nghiệp 8
 Học phần tự chọn    

 4. Hướng dẫn sử dụng chương trình

4.1. Các môn học chung

– Các môn học bắt buộc: người học phải hoàn thành trong chương trình đào tạo. Các môn học này cố định

– Các môn tự chọn: người học được bố trí học một trong các môn học trên, các khoa có thể đề xuất thay đổi các môn học này trong quá trình đào tạo để phù hợp với mục tiêu đào tạo mà không phải điều chỉnh chương trình.

4.2. Các môn học, mô đun đào tạo nghề:

– Các môn học, mô đun bắt buộc phải được bố trí học theo từng kỳ phù hợp.

– Các môn học, mô đun tự chọn do Tổ bộ môn đề xuất nếu có sự thay đổi so với các môn học, mô đun đã ghi trong chương trình đào tạo.

– Trong năm học thứ 3, sinh viên có 1 học kỳ thực tập tại doanh nghiệp từ 3 – 4 tháng, có thể kéo dài hơn tùy theo tình hình thực tế và yêu cầu rèn luyện kỹ năng nghề cho người học.

4.3. Môn học điều kiện

Là các môn học: Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng –An ninh

Là các môn học bắt buộc được bố trí giảng dạy cho người học trong chương trình nhưng chỉ làm điều kiện để xét tốt nghiệp, không tính vào điểm trung bình chung học tập theo học kỳ, năm học và khóa học.

4.3. Xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa

– Học tập nội quy quy chế và giới thiệu nghề nghiệp cho học sinh khi mới nhập trường;

– Tổ chức tham quan, thực nghiệm tại các đơn vị sản xuất;

– Tham gia các hoạt động bổ trợ khác để rèn luyện sinh viên;

– Thời gian và nội dung hoạt động giáo dục ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá như sau:

Số

TT

Nội dung Thời gian
1  Thể dục, thể thao 5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày
 

2

 Văn hoá, văn nghệ:

– Qua các phương tiện thông tin đại chúng

– Sinh hoạt tập thể.

Ngoài giờ học hàng ngày từ 19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)
 

3

 Hoạt động thư viện:

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần
 

4

 

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

 Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật
5 Thăm quan, dã ngoại Theo kế hoạch học tập từng học kỳ
6 Kỹ năng mềm Bố trí học vào các ngày nghỉ trong tuần

4.3. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc môn học, mô đun

Đào tạo theo phương thức tín chỉ.

Kiểm tra đánh giá môn học theo thang điểm 10, việc đánh giá kết quả học tập của môn học áp dụng cho phương thức đào tạo tín chỉ và căn cứ theo Thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành “Quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp”.

Điểm môn học bao gồm: điểm trung bình các bài kiểm tra có trọng số 0.4 và điểm thi có trọng số 0.6.

– Điểm môn học, mô-đun đạt yêu cầu khi có điểm theo thang điểm 10 đạt từ 4,0 trở lên

– Công thức tính điểm trung bình chung học kỳ/năm học/khóa học và điểm trung bình chung tích lũy:

Trong đó:

A: là điểm trung bình chung học kỳ/năm học/khóa học hoặc điểm trung bình chung tích lũy;

i: là số thứ tự môn học, mô-đun;

+ ai: là điểm của môn học, mô-đun thứ i;

+ ni: là số tín chỉ của môn học, mô-đun thứ i;

+ n: là tổng số môn học, mô-đun trong học kỳ/năm học/khóa học hoặc số môn học, mô-đun đã tích lũy.

4.4. Hướng dẫn xét công nhận tốt nghiệp

Người học được đào tạo theo phương thức tín chỉ không dự thi tốt nghiệp mà chỉ được xét tốt nghiệp nếu thỏa mãn các điều kiện sau:

– Tích lũy đủ các môn học theo chương trình đào tạo

– Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học theo thang điểm 4 đạt từ 2,00 trở lên (hoặc thang điểm 10 từ 5 trở lên).

– Có kết quả đạt yêu cầu đối với các môn học điều kiện: Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng – An ninh.

– Có chứng chỉ kỹ năng mềm.

– Thõa mãn chuẩn đầu ra theo quy định của chương trình đào tạo.

5. Các chú ý khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện thoại
0905953746