Chương trình đào tạo sơ cấp nghề Khảo sát địa chất công trình

Tên nghề: Khảo sát địa chất công trình

Trình độ đào tạo: Sơ cấp

Hình thức đào tạo: Chính quy.

Đối tượng tuyển sinh: Có sức khỏe, trình độ học vấn đã tốt nghiệp THCS trở lên.

Số lượng môn học, mô-đun đào tạo: 04

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề

1. Mục tiêu đào tạo:

1.1. Kiến thức: Trình bày được:

+ Đặc điểm cơ bản của các loại đất, đá thông thường, địa mạo, phân chia địa tầng, tác dụng của địa bàn địa chất, địa chất công trình, địa chất thủy văn liên quan đến khảo sát địa chất công trình;

+ Đặc điểm, quá trình thi công các công trình khai đào địa chất; khoan thăm dò địa chất (công trình khảo sát);

+ Nội dung cơ bản của các chỉ tiêu cơ lý của đất, đá;

+ Các bước thực hiện nội dung khảo sát địa chất công trình;

+ Nội dung công tác thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của đất, đá hiện trường, trong phòng;

+ Nội dung thu thập, tổng hợp, đánh giá số liệu khảo sát địa chất công trình;

+ Lập báo cáo khảo sát địa chất công trình;

1.2. Kỹ năng:

+ Vận dụng được các loại đất, đá, địa mạo, phân chia địa tầng, hiện tượng địa chất công trình, địa chất thủy văn thông thường ngoài thực tế vào công tác khảo sát địa chất công trình;

+ Sử dụng thành thạo địa bàn địa chất;

+ Thực hiện được đo vẽ, mô tả, lấy mẫu ở các điểm khảo sát, lỗ khoan, công trình khai đào trong KSĐCCT;

+ Tổ chức thi công được các công trình khai đào như dọn vết lộ, hố, hào;

+ Thực hiện được thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của đất, đá ngoài hiện trường;

+ Tổ chức triển khai được quá trình khảo sát địa chất công trình tại hiện trường.

+ Thực hiện được thu thập, xử lý kết quả và tổng hợp tài liệu khảo sát ĐCCT;

+ Lập được báo cáo khảo sát ĐCCT công trình dân dụng, công nghiệp, đường giao thông, cầu, hồ chứa nước, đập thủy điện;

1.3. Năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm: Có khả năng khảo sát địa chất các công trình gaio thông, xây dựng dân dụng, thủy lợi; tự chịu trách nhiệm khi giải quyết vấn đề liên quan đến môn học tại đơn vị sản xuất sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngắn hạn; có khả năng học kiến thức ở các mức cao hơn.

1.4. Vị trí việc làm sau tốt nghiệp

Làm kỹ thuật khảo sát địa chất công trình ở các Liên đoàn Địa chất; các Trung tâm, Liên đoàn Điều tra và Qui hoạch tài nguyên nước; các đơn vị tư vấn khảo sát địa chất thiết kế công trình Xây dựng, Giao thông, Thủy lợi, Thủy điện.

2. Thời gian của khóa học

– Thời gian đào tạo: 3,5 tháng

– Thời gian học tập: 12 tuần

– Thời gian thực học tối thiểu: 10 giờ

2.2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

Tổng thời gian thực học và thi/kiểm tra kết thúc khóa học: 376 giờ, trong đó:

– Thời gian học lý thuyết: 56 giờ; thời gian học thực hành: 294 giờ; thời gian ôn, kiểm tra kết thúc môn học: 10 giờ.

– Thời gian thực tập/thực tế tại Doanh nghiệp: 120 giờ.

– Thời gian kiểm tra/thi kết thúc khóa học: 16 giờ

3. Danh mục môn học đào tạo, thời gian và phân bổ thời gian

Mã MH, MĐ Tên môn học,  mô-đun Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số Trong đó
Lý thuyết Thực hành Kiểm tra
1 Các môn học, mô đun đào tạo nghề        
MH01 Địa chất CT – Địa chất TV đại cương 75 14 58 3
MĐ02 Kỹ thuật khoan đại cương 75 14 58 3
MĐ03 Khảo sát địa chất công trình 90 28 58 4
MĐ04 Thực tập doanh nghiệp 120 120
2 Thi/Kiểm tra kết thúc khóa học 16 16
Tổng cộng 376 56 310 10

4. Chương trình môn học đào tạo

4.1. Các môn học

  (Nội dung chi tiết mẫu từng môn học trình bày theo Phụ lục 5 kèm theo)

4.2. Hướng dẫn đào tạo, kiểm tra, kết thúc môn

4.2.1. Hướng dẫn sử dụng chương trình cho môn học đào tạo nghề:

Chương trình các môn học, mô đun được xây dựng để đào tạo nghề Khảo sát địa chất công trình. Giáo viên cần có kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy theo mô đun và thực hành khảo sát địa chất công trình. Cơ sở dạy nghề nên phối hợp chặt chẽ với các công ty Tư vấn Xây dựng để tổ chức thực tập chuyên môn khảo sát địa chất công trình; chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, nguyên vật liệu; có thể linh hoạt bổ sung một nội dung cho phù hợp với điều kiện thực tế Công ty, nơi người học sẽ làm việc sau khi tốt nghiệp. Giáo viên cần xem kỹ điều kiện thực hiện, chương trình, phương pháp và nội dung đánh giá và hướng dẫn chương trình của các môn học, mô đun để tham khảo trước khi giảng dạy.

  • Đào tạo theo phương thức môn học.

– Về thời gian học tập cần lưu ý:

+ Một giờ học thực hành hoặc học theo mô đun là 60 phút, được tính bằng một giờ chuẩn. Một ngày học theo mô đun hoặc thực hành không quá 8 giờ chuẩn. Một  tuần học theo mô đun hoặc thực hành không quá 40 giờ chuẩn.

+ Một giờ học lý thuyết là 45 phút, được tính bằng một giờ chuẩn. Một ngày học lý thuyết không quá 6 giờ chuẩn. Một tuần học lý thuyết không quá 30 giờ chuẩn;

+ Một tuần thực học tối thiểu là 25 giờ chuẩn.

Phân bổ thời gian và chương trình cho từng môn học, mô-đun đào tạo nghề xem trong phụ lục kèm theo

      Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học hoặc thi tốt nghiệp

Số TT Môn thi Hình thức thi Thời gian thi
  Kiến thức, kỹ năng nghề:    
1 – Lý thuyết nghề Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, Không quá

90 phút

2 – Thực hành nghề Bài thi thực hành Không quá 4 giờ
3 – Mô đun tốt nghiệp (tích hợp

lý thuyết với thực hành)

Bài thi lý thuyết và thực hành Không quá 16 giờ

– Kiểm tra, đánh giá môn học thực hiện theo Điều 24; 25 Thông tư quy định về đào tạo trình độ sơ cấp số 42/2015/TT-BLĐTBXH do Tổng cục Dạy nghề (nay là Tổng cục giáo dục nghề nghiệp) ban hành ngày 20 tháng 10 năm 2015, cụ thể:

+ Kiểm tra đánh giá môn học theo thang điểm 10, tính đến hàng thập phân 1 con số.

+ Điểm môn học là trung bình các điểm kiểm tra có trọng số 0,4 và điểm kiểm tra kết thúc môn học / mô đun có trọng số 0,6.

+ Điểm môn học đạt yêu cầu khi có điểm theo thang điểm 10 đạt từ 5,0 trở lên.

– Thi tốt nghiệp để đánh giá đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp khóa học theo nội dung quy định trong Thông tư quy định về đào tạo trình độ sơ cấp số 42/2015/TT-BLĐTBXH do Tổng cục Dạy nghề (nay là Tổng cục giáo dục nghề nghiệp) ban hành ngày 20 tháng 10 năm 2015 và Thông tư số: 34/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo trình độ sơ cấp, cụ thể:

+ Điều kiện để người học được dự thi kết thúc khóa học: Tích lũy đủ các môn học theo chương trình đào tạo.

+ Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học theo thang điểm 10 đạt từ 5,00 trở lên.

Người học học hết chương trình đào tạo sơ cấp nghề nếu tích lũy đủ số môn học theo quy định, có đủ điều kiện được Hiệu trưởng cấp chứng chỉ sơ cấp. Những môn học đã tích lũy được công nhận và không phải học lại khi học các chương trình đào tạo khác hoặc được bảo lưu để học liên thông lên trình độ cao hơn.

5. Các chú ý khác:

Chương trình này được sử dụng cho các khóa dạy nghề trình độ sơ cấp nghề cho đối tượng học xong lớp 12 hoặc đã học trung cấp, cao đẳng, đại học các ngành khác nhưng có nhu cầu trở thành cán bộ kỹ thuật Khảo sát địa chất công trình; có thể tổ chức giảng dạy tại các địa phương hoặc cơ sở sản xuất (các công ty Tư vấn Xây dựng).

Gọi điện thoại
0905953746